Dù chỉ xuất hiện cách đây vài chục năm, thể thao điện tử đã thay đổi quan niệm của tất cả mọi người trên thế giới về thể thao nói chung và ngành công nghiệp Esports nói riêng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề này anh em nhé!
Thể thao điện tử là gì?
Thể thao điện tử hay e-sports (viết tắt của Electronic Sport) là hình thức thi đấu giữa các game thủ chuyên nghiệp của các trò chơi điện tử trên các thiết bị điện tử, sử dụng tay cầm, điện thoại hay bàn phím và chuột,… thay cho những quả bóng, cây gậy, vợt… để tranh tài.

Không giống như thể thao bình thường, nơi thi đấu của thể thao điện tử sẽ là môi trường ảo bên trong trò chơi – thường sẽ là các tựa game có tính cạnh tranh cao như DOTA, Liên Minh Huyền Thoại, CS:GO, PUBG, Liên Quân Mobile,…
Một tuyển thủ thi đấu Esport không khác gì những tuyển thủ thể thao khác. Họ đều có hiểu biết sâu về bộ môn thi đấu của mình, tư duy chiến thuật tốt, khả năng phối hợp cùng đồng đội và kỹ năng cá nhân không hề tầm thường.
Lịch sử của e-sports
Nguồn gốc của thể thao điện tử bắt nguồn từ một cuộc thi speed run trò chơi Spacewar được tổ chức ngày 19/10/1972 tại đại học Stanford với cái tên “Intergalactic Spacewar Olympic”.
Trong suốt nhiều năm sau đó, nhiều cuộc thi đã được tổ chức và thu hút rất nhiều người tham gia. Dù vậy, những cuộc thi thời bấy giờ cũng chỉ dừng lại ở việc xem ai phá đảo trò chơi nhanh hơn, và cũng chỉ phổ biến ở một vài khu vực nhất định.

Phải đến khi mạng Internet chào đời, thể thao điện tử mới thực sự vươn mình lên phát triển đầy mạnh mẽ. Bằng mạng LAN, những tuyển thủ có cơ hội đối đầu với nhau một cách trực tiếp, thậm chí có thể kết nối đến 20 người. Điều này khiến cho những tựa game đồng đội ngày càng phổ biến trong Esports thay vì chỉ thi đấu speed run một mình như trước.
Những trò chơi chiến thuật thời gian thực như Starcraft, Warcraft, AoE,…; dòng game đối kháng như Street Fighter, Mortal Kombat,…; Các game FPS như Doom, Quake, Half Life,…; Các game thể thao như FIFA, PES,…
Đặc biệt, năm 2019-20-21 đã chứng kiến sự bùng nổ của thể thao điện tử trên toàn thế giới khi đại dịch hoành hành, người người, nhà nhà đã tìm đến game để giết thời gian trong lúc ở nhà chống dịch. Do đó, mọi người khó lòng bỏ qua các trận so tài kỹ năng đỉnh cao từ những tuyển thủ chuyên nghiệp của tựa game họ yêu thích.
Ưu và nhược điểm của Esports
Bất cứ một tựa game nào khi tung ra thị trường cũng đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Dưới đây là một số ưu điểm cũng như hạn chế của bộ môn thể thao điện tử Esports:

Ưu điểm của thể thao điện tử
- Là nguồn thu nhập chính của những người chơi chuyên nghiệp qua những giải đấu nơi họ thể hiện hết khả năng và cháy hết mình với đam mê của bản thân. Đồng thời không ngừng mài dũa kỹ năng cá nhân để bước đến đỉnh cao danh vọng.
- Đối với những người hâm mộ và khán giả theo dõi, Esports là nơi đem đến nhiều cung bậc cảm xúc trong từng trận đấu, thúc đẩy đam mê hoặc truyền cảm hứng cho nhiều người. Sự giải trí đó không hề thua kém các môn thể thao khác.
- Với những nhà kinh doanh và đầu tư, Esports không khác gì một thị trường đầy tiềm năng có lượng theo dõi rất đông đảo. Nhiều lợi ích thương mại có thể sản sinh từ các chiến dịch quảng cáo, hợp tác,…
Nhược điểm của thể thao điện tử
Dù có ưu điểm nhưng Esports vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
- Các tuyển thủ thi đấu trong thời gian dài sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Bởi vậy, tuổi nghề của bộ môn Esports thường khá ngắn, dẫn đến áp lực phải thành công mà các tuyển thủ phải chịu là cực kỳ lớn.
- Độ tuổi trung bình của những game thủ chuyên nghiệp thường khá trẻ, trong khoảng 18-22. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải bỏ dở việc học để thi đấu. Cùng với đó, họ phải tỉnh táo trước những cám dỗ từ những điều tiêu cực ngoài sàn đấu.
- Các khán giả cũng sẽ mất khá nhiều thời gian khi xem Esports nếu không phân bổ hợp lý. Đặc biệt, những người hâm mộ vị thành niên cần được giáo dục kỹ lưỡng, tránh để phát sinh trường hợp “ảo game”.

Tiềm năng của Esports
Thể thao điện tử giờ đây đã được xem như là một bộ môn thể thao chính thức, được đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp, kỹ lưỡng. Nhiều giải đấu thể thao thế giới đã cho Esports vào như một bộ môn để tranh đấu huy chương. Điều đó chứng minh rằng Esports đang có nhiều bước tiến mạnh mẽ và vững chắc.
Lời kết
Bài viết trên của Jun88 đã đem đến cho mọi người nhiều thông tin chi tiết và ngắn gọn nhất về thể thao điện tử. Với những phát triển của công nghệ thế giới, Esports trong tương lai sẽ không ngừng đột phá và tung hoành mạnh mẽ hơn ở tương lai.